Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Khánh Hòa tổ chức họp triển khai công tác ứng phó với vùng áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão. Ảnh: P.L
UBND tỉnh Khánh Hòa yêu cầu các trường trên địa bàn tỉnh thực hiện cho học sinh, sinh viên nghỉ học trong các ngày 30-31/10, có kế hoạch bố trí học bù thời gian thích hợp.
Cùng ngày, thống kê của Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng Khánh Hòa, toàn tỉnh có 9.797 tàu cá với khoảng 33.000 lao động. Các tàu cá hoạt động trên các vùng biển đã nắm thông tin về áp thấp nhiệt đới và chủ động có kế hoạch phòng tránh an toàn. Hiện 142 tàu cá với gần 1.500 lao động đang hoạt động đánh bắt ở các vùng biển chủ yếu ven Khánh Hòa (64 tàu), Trường Sa (47 tàu)... Toàn tỉnh có gần 2.000 bè nuôi thủy sản với gần 2.800 lao động đã được thông báo di dời, gia cố.
Ngập úng cục bộ ở Nha Trang trong đợt ảnh hưởng hoàn lưu bão số 9 năm 2018. Ảnh: Nhiên Ca
Ông Nguyễn Văn Dũng – Giám đốc Đài khí tượng Nam Trung Bộ cho biết: “Có nơi sẽ có lượng mưa lớn hơn khi bão vào sát bờ. Diễn biến bão sẽ được chúng tôi theo dõi sát sao với các công cụ mới được trang bị báo vị trí cơn bão chính xác hơn. Đài sẽ cập nhật thông tin chính xác nhất đến các cơ quan liên quan để có ứng phó kịp thời”.
Theo Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Khánh Hòa, hiện UBND tỉnh đã ban hành công điện khẩn tới các đơn vị triển khai ngay các biện pháp ứng phó với nguy cơ bảo đổ bộ vào Khánh Hòa trong 1-2 ngày tới.
Ông Lê Tấn Bản - Phó trưởng Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Khánh Hòa - lưu ý các địa phương ven biển cần đặc biệt ưu tiên di dời lồng bè và lao động khẩn trương vào bờ trước khi bão vào.
Tại Khánh Hòa hiện có rất nhiều điểm xung yếu, nhà dân dưới chân núi. Điều đáng chú ý là nhiều dự án đang triển khai dở dang trên núi Cô Tiên, Chín Khúc… nên nguy cơ sạt lở xảy ra cao, khi có bão và lũ. Đơn cử là đợt mưa lũ do ảnh hưởng cơn bão số 8 và 9 (năm 2018) tại Khánh Hòa đã cướp đi sinh mạng của 21 người, trong đó chủ yếu là do sạt lở núi.
Nhiên Ca
- Lào Cai đã áp dụng việc cho học sinh bậc THCS nghỉ ngày thứ Bảy, thay vì phải đi học như toàn quốc.
" alt=""/>Toàn bộ học sinh Khánh Hòa nghỉ học tránh bãoLý do là cô giáo ra đề bài “Hãy kể về thần tượng của em”. Học sinh này không làm bài vì lý không có thần tượng nào dù biết cách làm bài.
Cuối cùng, con gái của người bạn bị cô giáo phạt phải chép 100 lần câu: "Em xin lỗi cô, lần sau em không thế nữa”. Cô bé vừa chép phạt vừa khóc vì không hiểu sao mình bị phạt.
![]() |
Câu chuyện học sinh bị chép phạt 100 lần vì từ chối làm bài văn tả thần tượng được vị phụ huynh chia sẻ. |
Cô Tuyết cho hay, sự việc xảy ra cách đây mấy hôm và người bạn cũng sống ở Hà Nội. Cô Tuyết khá bất bình về chuyện này và hy vọng cô giáo của cháu không thuộc số đông giới giáo viên.
Cô Tuyết cho rằng, trước hết, đề bài chưa ổn về kiến thức, kĩ năng khi câu lệnh yêu cầu kể về một đối tượng mà với học trò, có thể không tồn tại, hoặc có thể các em cũng không hiểu khái niệm “thần tượng” là gì.
“Đề bài và hình phạt của cô với trò sau đó đã cho thấy tâm lý nô lệ đáng sợ trong giáo dục con người - khi yêu cầu con người buộc phải có đối tượng để sùng bái. Cô giáo đã làm tổn thương cái tôi cá nhân của học trò khá nặng nề”, cô Tuyết chia sẻ.
“Câu chép phạt 100 lần: “Em xin lỗi cô, lần sau em không thế nữa” cộng thêm lời kể của mẹ bé: Con vừa chép vừa khóc vì “con không hiểu sao con bị phạt” là minh chứng đau lòng cho sự thất bại thảm hại của giáo dục. Chẳng lẽ lần sau con cứ phải sùng bái một ai đó hay phải cố viết những điều giả dối?.
Phải chăng mục đích của giáo dục là xoá bỏ cái tôi tự trọng, trung thực và biến đối tượng giáo dục thành những robot không được phép phản biện”, cô Tuyết nói.
![]() |
Phụ huynh chia sẻ về việc đã thử cách coi mẹ là thần tượng nhưng không thành công. |
Chia sẻ của cô Tuyết cũng nhận được sự quan tâm của nhiều người.
Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng văn học là phải linh hoạt, thử thách bản thân với những con chữ và thái độ của em học sinh bị chép phạt là “thách thức giáo viên”, bởi có thể không có thần tượng nhưng với một đề văn như vậy phải “biết cách tưởng tượng để hoàn thiện bài văn”.
“Em học lớp 6, nơi mà chủ yếu em được học về miêu tả và tưởng tượng. Thử hỏi bài văn yêu cầu em nhập vai Thạch Sanh, em nói rằng chưa gặp bao giờ nên không biết đặc điểm để nhập vai. Hay yêu cầu tả người ông thì do ông em mất rồi nên không tả và như thế thì mọi đề văn đều không cần làm. Lý lẽ như thế có thể áp dụng cho mọi đề bài”, ý kiến này cho hay.
Phản biện lại quan niệm này, cô Trịnh Thu Tuyết cho hay, tưởng tượng luôn cần cơ sở và không bao giờ đồng nghĩa với bịa đặt.
“Cháu nói biết cách làm bài nhưng không có thần tượng” cho thấy cháu đã tiếp nhận được lý thuyết cô dạy, nắm được phương pháp làm bài. Còn nội dung bài yêu cầu viết về thần tượng, nếu cháu đã phải nói rằng “mẹ có nhiều cái tốt nhưng cũng không phải là thần tượng của con”, thì tôi nghĩ đó không phải là thách thức giáo viên. Việc cho rằng học sinh phải “tưởng tượng để hoàn thiện bài văn” chẳng phải đã khiến chúng ta gặp bao nhiêu bi kịch chỉ vì những “tưởng tượng để hoàn thiện” này sao? Chẳng hạn với nhân vật Thạch Sanh là nhân vật trong truyện cổ tích đã được thầy cô dạy, các em hoàn toàn có thể căn cứ vào những đặc điểm cơ bản của nhân vật được học mà tưởng tượng nhập vai”.
Thanh Hùng
- Hình ảnh cùng thông tin cho rằng các học sinh cá biệt của Trường THPT Nguyễn Trãi (huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh) bị phạt đẽo gạch giữa trời nắng nóng.
" alt=""/>Học sinh bị chép phạt 100 lần vì từ chối làm bài văn tả thần tượng